Bài đăng

Lợi ích sức khỏe đáng ngạc nhiên của quả xoài

Hình ảnh
Tăng cường miễn dịch Theo các bác sĩ, một quả xoài cỡ bình thường có nhiều dinh dưỡng hơn bơ hoặc hạnh nhân. Nó tăng cường và kích thích tất cả các dây thần kinh, mô và cơ trong não não, tim và các bộ phận khác của cơ thể. Nó cũng làm sạch cơ thể từ bên trong và tăng cường miễn dịch. Phòng tránh ung thư Xoài rất giàu chất xơ, vitamin, khoáng chất và các flavonoid đa phenolic (thành phần chống oxy hóa). Xoài có thể bảo vệ chống một số loại ung thư như ung thư đại tràng, vú và ung thư tuyến tiền liệt cũng như bệnh bạch cầu. Giúp duy trì thị lực Xoài chứa nhiều vitamin A và các flavonoid như beta-carotene, alpha-carotene va beta-cryptoxanthin. Những hợp chất này có thể giúp cải thiện và duy trì thị lực. Hàm lượng caroten trong loại quả này giúp bảo vệ cơ thể khỏi ung thư phổi. Kiểm soát huyết áp Xoài chứa nhiều kali. Các nhà dinh dưỡng cho biết 100 g loại quả này cung cấp 156mg kali và chỉ 2mg natri. Kali là một thành phần quan trọng của tế bào và dịch cơ thể. Nó cũng giúp kiểm soát nhịp

Cám gạo với tinh chất quý ít người biết

Hình ảnh
Cám gạo chiếm 10% trọng lượng hạt thóc, được coi là phụ phẩm nông nghiệp, dùng làm thức ăn chăn nuôi hoặc xuất khẩu dưới dạng nguyên liệu thô. Tuy nhiên, trong những năm gần đây, cám gạo đã được chứng minh là chứa nhiều chất dinh dưỡng và các chất có hoạt tính sinh học cao. Công dụng quý của cám gạo và dầu cám gạo Nhiều nghiên cứu trên thế giới đã chứng minh, sử dụng cám gạo có lợi cho sức khỏe: chống lão hóa, ổn định huyết áp, tăng sức đề kháng, cân bằng đường huyết, điều chỉnh hệ thống nội tiết tố cho phụ nữ tiền mãn kinh, đặc biệt hạn chế được sự phát triển của tế bào ung thư. Trong cám gạo có protein (11-17%), chất béo (12-29%), (10-55%), carbonhydrate và chất xơ (6-31%); chưa kể đến các vitamin nhóm B (B1, B2, B3, B5, B6), vitamin E, vitamin K, cholin, acid folic và các chất khoáng như Fe, K, P, Se, Mg, Zn. Ngoài ra, cám gạo chứa hơn 100 chất có hoạt tính sinh học như γ-oryzanol, acid ferulic, tocotrienol, tocopherol, octacosanol, squalen... Cám gạo chứa nhiều tinh chất quý. Hợp c

Sơn chi tử chữa đái dắt

Hình ảnh
Sơn chi tử là vị thuốc từ quả dành dành núi (Gardenia stenophylla Merr.) thuộc họ cà phê (Rubiaceac), tên khác là thủy hoàng chi, thường mọc ở ven bờ suối hoặc chân đồi giáp với ruộng nước. Khi dùng, ngâm quả vào nước sôi hoặc đem đồ khoảng nửa giờ rồi bóc vỏ lấy nhân. Nhân có thể để sống có tác dụng thanh nhiệt, sao qua dùng chín để tả hỏa hoặc sao đen để cầm máu. Quả dành dành. Trong y học cổ truyền, sơn chi tử có vị đắng, tính hàn, có tác dụng tả hỏa, giải độc, lợi tiểu, chỉ huyết, được dùng trong những trường hợp sau: Chữa đái ít, đái buốt, đái dắt: sơn chi tử, mộc thông, hạt mã đề, cù mạch, biển súc, hoạt thạch mỗi vị 12g; đại hoàng 8g; cam thảo nướng 6g. Sắc nước uống ngày 1 thang. Chữa tinh hoàn sưng đau: sơn chi tử (sao đen) 30g, tiểu hồi (sao với muối) 30g, hạt quýt (sao với giấm) 30g, hạt vải 30g, ích trí nhân 20g, hạt cau rừng 15g, thanh bì (sao với dầu vừng) 18g. Tất cả tán nhỏ, rây bột mịn, mỗi lần uống với 6g cùng rượu vào lúc đói. Nếu không uống được ruợu, lấy 10 sợi cỏ

Tỏi: vị thuốc trị tăng huyết áp, trợ tiêu hóa

Hình ảnh
Tỏi từ lâu đã được con người biết đến không chỉ là gia vị làm cho các món ăn thêm phần hấp dẫn và ngon miệng mà nó còn là một vị thuốc chữa bệnh kỳ diệu của thiên nhiên. Tỏi chứa allicin, allistatin, allithiaminee, citral, arylcamphol, protein, lipid, carbohydrate, các sinh tố B1, B2, C, PP và các khoáng chất Ca, P, Fe. Có tác dụng kháng khuẩn, chống viêm, chống đông máu và ngăn xơ cứng động mạch, trợ tim, lợi niệu, hạ mỡ máu, giải độc. Theo Đông y, tỏi vị cay, tính ôn; vào tỳ, vị và phế. Có tác dụng điều vị, khai trợ tiêu hoá, giải uất tiêu tích (ôn trung hành trệ), chỉ khái trừ đàm, sát trùng giải độc. Dùng làm gia vị và cho người đau quặn bụng do lạnh, ăn uống không tiêu, kiết lỵ tiêu chảy, ho gà trạng thái tắc ruột cơ năng, tăng huyết áp, tăng mỡ máu, côn trùng cắn đốt. Liều dùng 5 - 20g, nghiền đập vụn cho vào thực phẩm. Một số bài thuốc có tỏi Trị giun khỏi ngứa: Bài 1: tỏi 200g bóc vỏ, giã nát, thêm 2.000ml nước, ngâm 24 giờ, lấy nước. Buổi tối trước khi đi ngủ, lấy nước rửa hậu

Cây tề thái chữa xuất huyết, lợi niệu

Hình ảnh
Tên khác: cây tề, địa mễ thái hay tề thái, cỏ tam giác. Tên khoa học: Capsella bursa - pastoris (L.) Medic., họ cải (Brassicaceae). Tề thái là loại cỏ mọc hoang ở miền Bắc nước ta. Bộ phận dùng làm thuốc là toàn cây. Trong dân gian cũng dùng để nấu cháo, ép nước tươi để uống hoặc làm bánh dạng bánh khúc tề thái, dùng cho các loại xuất huyết, phù nề, đau mắt đỏ, viêm đường tiết niệu. Tề thái nấu thịt nạc thích hợp với phụ nữ kinh nguyệt quá nhiều. Tề thái có các alkaloid acid ascorbic và nhiều acid khác. Ngoài ra còn có tinh dầu, caroten, các sinh tố B1, B2, các khoáng chất K, Ca, Mn, Na, Fe... Theo Đông y, tề thái vị ngọt, tính ấm; vào can và vị. Có tác dụng bổ tỳ kiện vị, thanh can minh mục, chỉ huyết lợi niệu. Dùng cho các trường hợp chảy máu cam, thổ huyết khái huyết, niệu huyết, tiện huyết, kinh nguyệt nhiều, đau mắt đỏ (viêm sưng kết mạc mắt), phù nề đầy trướng. Liều dùng: cây tươi 50 - 100g, dạng khô 10 - 15g. Có nhiều cách dùng như nấu hãm, ép nước. Món ăn thuốc có tề thái: Chè

Chữa rối loạn tiêu hóa với cây ngải cau

Hình ảnh
Cây ngải cau còn có tên là tiên mao, cồ nốc lan, sâm cau, tại một số địa phương vùng cao bà con gọi là soọng ca, thài léng,… thuộc họ tỏi voi lùn. Là loại cây thảo, sống lâu năm, cao 20 - 30cm hay hơn. Thân rễ mập, hình trụ dài, mọc thẳng, thót lại ở hai đầu, mang nhiều rễ phụ. Lá 3 - 6 hình mũi mác hẹp, xếp nếp và có gân như lá cau. Cụm hoa 3 - 5 hoa nhỏ màu vàng. Cây ngải cau Bộ phận dùng để làm thuốc là thân rễ, có tên dược liệu là tiên mao. Người ta thu hái quanh năm, tốt nhất là vào mùa thu. Đào lấy củ rễ về rửa sạch, cạo bỏ vỏ ngoài, ngâm nước vo gạo một đêm rồi phơi hoặc sấy khô. Theo Đông y, ngải cau có vị cay, tính ấm, vào kinh thận, tác dụng ôn bổ thận khí, tráng dương, ôn trung, táo thấp, tán ứ, trừ hàn thấp, mạnh gân cốt. Thường dùng chữa cho nam giới thận dương hư suy, tinh lạnh, liệt dương, tay chân yếu mỏi; phụ nữ tử cung lạnh, khí hư bạch đới, tiểu đục; người cao tuổi thường bị tiểu đêm, tiểu són, lạnh bụng, lưng, gối lạnh đau, phong thấp, vận động khó khăn, suy nhược t

Chữa đau bụng do lạnh với rau muối

Hình ảnh
Rau muối thường mọc ở các bãi sông, ven đường, ruộng và nương rẫy bỏ hoang thường được bà con miền núi, ven biển sử dụng làm rau nấu canh ăn có tác dụng thanh nhiệt. Cây rau muối đã có vị mặn nên khi chế biến nên không cần bỏ muối. Loài cây thảo mà mặt lá có những điểm trắng rất nhỏ như giọt sương muối nên được gọi là cây rau muối. Thân cây nhẵn, phân nhánh nhiều. Lá mọc so le, có cuống ngắn, các lá phía dưới lớn hơn, có hình thoi, có răng lượn sóng ở mép, lá có màu lục trắng và có phấn (do có lông mọng nước, làm cho mặt lá như rắc bột, rắc muối). Hoa tập hợp thành chùm, bao hoa trắng không cuống, nhuỵ có 2 đầu nhuỵ. Quả bế; hạt óng ánh, màu đen. Mùa ra hoa khoảng tháng 2 - 6, có quả vào mùa thu. Rau muối có tác dụng thanh nhiệt, sát khuẩn. Toàn cây được sử dụng làm thuốc, thân cây có lá chứa 87,7% nước, 5,3% protein, 1,2% glucid và khoáng toàn phần 2,2%. Ngoài ra cây có các muối khoáng như: calcium, phospho, vitamin C… Theo Đông y, rau muối có vị ngọt, tính bình, có tác dụng thanh nhi